Kế hoạch tiêm phòng Lở mồm long móng gia súc năm 2018 
  

KẾ HOẠCH

Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng gia súc năm 2018

            Thực hiện Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng chống bệnh Lở mồm long móng (LMLM) gia súc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 2439/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2018. Để thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM năm 2018 như sau:

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

            1. Mục đích: Tạo miễn dịch chủ động cho đàn trâu bò, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan góp phần bảo vệ sức khỏe đàn trâu bò, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người.

            2. Yêu cầu:

            - Tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% số trâu, bò trong diện tiêm.

            - Tiêm đúng loại vắc xin, đúng kỹ thuật và thời gian.

            - Ghi chép đầy đủ, chính xác số trâu bò được tiêm phòng; theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh sau tiêm phòng.

            - Lập hồ sơ tiêm phòng đầy đủ, thanh quyết toán theo quy định.

            II. NỘI DUNG

1. Thời gian tiêm phòng:  02 đợt tiêm chính, cụ thể:

            *  Đợt 1: Từ ngày 05/3 - 05/4/2018, tiêm phòng đại trà trên phạm vi toàn tỉnh và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện.

            * Đợt 2: Từ ngày 05/8 - 05/9/2018, tiêm phòng đại trà trên phạm vi toàn tỉnh và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện.

        Việc tiêm phòng bổ sung vắc xin cho đàn trâu, bò phải được thực hiện liên tục giữa các đợt tiêm chính.

            2. Phạm vi tiêm phòng

  Tiêm phòng trên đàn trâu, bò của 8 huyện, thành phố, thị xã.

            Số lượng vắc xin phân bổ cho các huyện, thành phố, thị xã cụ thể như sau (Căn cứ số liệu thống kê tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 01/10/2017):

T
T

Vùng

nguy cơ

Địa phương

Tổng đàn
(con)

Vắc xin LMLM

Ghi chú

Số lượng
 vắc xin (liều)

Đợt 1
(liều)

Đợt 2
(liều)

I

Vùng

khống chế

5 địa phương

113.238

141.000

70.500

70.500

 

1

Lệ Thủy

22.495

30.000

15.000

15.000

 

 2

Quảng Ninh

12.069

17.000

8.500

8.500

 

 3

Bố Trạch

38.196

42.000

21.000

21.000

 

 4

Tuyên Hóa

23.079

32.000

16.000

16.000

 

 5

Minh Hóa

17.399

20.000

10.000

10.000

Theo CT30a

II

Vùng đệm

3 địa phương

32.277

39.000

19.500

19.500

 

1

TP Đồng Hới

2.329

3.000

1.500

1.500

 

2

TX Ba Đồn

8.500

10.000

5.000

5.000

 

3

Quảng Trạch

21.448

26.000

13.000

13.000

 

Tổng

145.515

180.000

90.000

90.000

 

            3. Đối tượng, nguồn vắc xin và loại vắc xin sử dụng

                - Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.

- Nguồn vắc xin: Thực hiện theo Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/2/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020”, cụ thể:

         + Vùng khống chế: Ngân sách Trung ương hỗ trợ mua 141.000 liều vắc xin (Riêng huyện Minh Hóa thực hiện tiêm phòng vắc xin LMLM theo Chương trình 30a).        + Vùng đệm: Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí mua 39.000 liều vắc xin.

Ghi chú: Một số địa phương có vắc xin LMLM được Trung ương hỗ trợ năm 2017 nhưng chưa thực hiện hết thì chuyển sang thực hiện trong đợt 1/2018 và thanh quyết toán đúng quy định (riêng huyện Minh Hóa sử dụng vắc xin trong năm 2018).

- Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin LMLM nhị type O, A tiêm cho trâu, bò theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Kinh phí phục vụ tiêm phòng

UBND huyện, thành phố, thị xã trích ngân sách địa phương chi trả tiền công tiêm phòng, tập huấn kỷ thuật, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN               

                1.  Sở Nông nghiệp và PTNT

                Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong quá trình triển khai, hướng dẫn biểu mẫu ghi chép, theo dõi tiến độ tiêm phòng vắc xin LMLM, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.  

- Hướng dẫn địa phương phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban ngành tuyên truyền cho người chăn nuôi về tác dụng phòng bệnh bằng vắc xin và tự giác tham

gia tiêm phòng.

- Cung ứng đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng, số lượng vắc xin cho các huyện, thành phố, thị xã; hướng dẫn biểu mẫu thanh quyết toán theo quy định.

                2. Sở Tài Chính

Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và căn cứ tình hình thực tế để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin và sử dụng, thanh quyết toán vắc xin LMLM năm 2018 theo quy định.

3. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức hội nghị đánh giá kết quả tiêm phòng năm 2017, triển khai công tác tiêm phòng năm 2018; trên cơ sở Kế hoạch tiêm phòng của UBND tỉnh, xây dựng Kế hoạch tiêm phòng trên phạm vi toàn huyện, thành phố, thị xã.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho lực lượng tham gia tiêm phòng.

- Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận vắc xin, vật tư phục vụ tiêm phòng từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phân bổ cho các xã, phường, thị trấn theo kế hoạch.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Lập kế hoạch tiêm phòng của xã đến từng thôn, ấp; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã về kế hoạch, thời gian tiêm phòng cụ thể để người chăn nuôi đưa trâu bò tới địa điểm tiêm hoặc nhốt tại chuồng nuôi.

+ Tiếp nhận vắc xin, vật tư phục vụ tiêm phòng từ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã và phân bổ cho các tổ tiêm theo kế hoạch.

+ Chỉ đạo thực hiện tiêm phòng triệt để, dứt điểm, an toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hộ chăn nuôi không thực hiện việc tiêm phòng cho gia súc. 

+ Lập hồ sơ thanh quyết toán theo quy định.

Yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện theo nội dung kế hoạch, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM có hiệu quả./.