Bản in     Gởi bài viết  
Quảng Bình chủ động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi 
 Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam và tỉnh ta tuy chưa ghi nhận trường hợp xuất hiện, song nguy cơ xâm nhiễm bệnh này là rất lớn. Để chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh ta, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cách phát hiện bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
 

Quảng Bình chủ động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

 

Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam và tỉnh ta tuy chưa ghi nhận trường hợp xuất hiện, song nguy cơ xâm nhiễm bệnh này là rất lớn. Để chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh ta, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cách phát hiện bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể:

 

Bệnh Dịch tả lợn Châu phi (tên tiếng Anh là African swine fever - ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã); xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn; gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được mầm bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Vi rút lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn. Thời gian ủ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh như thể quá cấp, cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Lợn mắc bệnh có triệu chứng sốt cao, bỏ ăn; lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, thích nằm chỗ bóng râm hoặc gần nước; xuất huyết vùng da mỏng; đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1 đến 2 ngày trước khi chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc táo bón, phân cứng đóng viên... Chỉ trong vòng 6 đến 13 ngày, lợn có thể chết. Lợn mang thai có thể xảy thai ở mọi giai đoạn, tỷ lệ chết  lên đến 100%. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt bệnh Dịch tả lợn Châu phi với bệnh Dịch tả lợn cổ điển, do đó cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để phát hiện mầm bệnh.

Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là quan trọng nhất. Để phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thực hiện "5 không": Không dấu dịch; không mua lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng có dịch; không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra môi trường.

- Từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.

- Tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như hàng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào cơ sở chăn nuôi.

- Thực hiện theo đúng quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

- Con giống đưa vào nuôi phải khoẻ mạnh, nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly theo dõi. Đối với lợn mua về với mục đích làm con giống phải khai báo với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, TP, TX để có kế hoạch kiểm tra, giám sát.

- Thường xuyên chăm sóc, có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y; không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, kém chất lượng; thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống…

anh lợn

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình

 

 

 

 

 

 

 

[Trở về]